Thứ Hai, 12 tháng 5, 2008

132 RƯỢU CẦN TÂY NGUYÊN (TÀI LIỆU)



RƯỢU CẦN TÂY NGUYÊN


tka23


      
Ai
đã có đôi lần ghé qua các buôn làng Tây Nguyên, chắc

 đã được biết đến hai tiếng "rượu cần".


      
Rượu cần (T-rơ-nơm) là thức uống truyền thống độc

đáo của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tuy từng

nơi có khác nhau ít nhiều về cách chế biến và mục đ

ích sử dụng. Phần lớn các dân tộc ở vùng cao khắp

châu Á cũng có rượu cần.


        
Cái ú hay ché (giăng) được các dân tộc thiểu số

dùng làm rượu cần và được xem là vật gia bảo có

giá trị cao ngàng hàng với bộ đồng la (ching), vòng đeo

cổ (nhoòng)...


       
Ngoài ý nghĩa là vật cúng, vật dẫn lễ, rượu cần

còn được xem là món giải khát rất bổ dưỡng. Mọi

lứa tuổi, mọi giới, kể cả người ốm đều dùng đ

ược.


ĐẶC TÍNH CỦA RƯỢU CẦN


- Là thức uống có rượu nhưng không phải cất.


- Là sản phẩm lên men rượu nhưng không có hơi gạ


- Màu đỏ như hổ phách, trong suốt.


- Mùi thơm dịu đặc trưng không có mùi cồn.


- Vị ngọt, không cay, không đắng.


CÁCH CHẾ BIẾN RƯỢU CẦN


- Ché làm rượu phải sạch, tráng nước sôi, phơi khô

một ngày nắng.


- Gạo, bắp mới giã, nấu thành cơm vừa chín, không

khê, nhão.


- Trộn men vào cơm còn ấm, bọc lá chuối sạch và ủ

một đêm, giữ nhiệt bằng trấu (Men được sản xuất ba

('ng cách giã nhỏ vỏ cây rừng với gạo phơi khô trong

mát, cất vào gùi dùng dần).


- Lựa lá trấu lớn lót bên trong đáy ché, dày khoảng

vài phân, sau đó để cơm ủ men lên trên, đến cách

miệng ché khoảng 10 phân thì ủ trấu dày.


- Nhồi tro với nước để làm nắp đậy cho ché rượu.

Trát kín mép ché và trên nắp.


- Sau khoảng 2 tuần thì rượu chín, có mùi thơm nhẹ,

rượu càng lâu càng ngon, vị ngọt đậm, hương thơm

nhiều, màu đỏ sậm như màu mận chín.


CÁCH THƯỞNG THỨC RƯỢU CẦN



Thông
thường, rượu cần được dùng để gây khôngkhí

đầm ấm quanh bếp lửa, khích lệ thêm tình gần

gũi đoàn kết.


      Chủ tiệc rượu là người có ý nguyện cúng rượu để

cầu an (hoặc là lành bệnh, mừng sức khỏe, mừng


 được mùa, tiệc cưới hỏi, chuộc lỗi...). tùy số

khách mời mà chủ rượu khui ché lớn (tơng-giâu), ché

vừa (giăng) hay ché nhỏ (giơ-rô).


     
Người uống rượu đứng dậy bắt tay (cúp-tê), đặc

biệt bàn tay trái của họ bắt vào cổ tay phải trước

khi đưa bàn tay phải bắt tay nhau, sau đó chủ, khách

ngồi quanh sàn rượu.


      Ché rượu lớn thường được cột vào một chiếc cọc

để khỏi đổ ngã.


     Chủ tiệc rượu khui nắp ú, rót nước lã vào thật đ

ầy, dùng cần rượu cắm xuống sát đáy rồi uống

thử (cần rượu của các dân tộc thuộc ngữ hê. Môn-

Khơ-me thường là ống le (rlê), các dân tộc thuộc ngữ

hê. Malayo-Polynesien (Churu, Raglai) dùng dây mây dùi lỗ

dọc và lỗ đáy).


     
Tùy cách uống rượu mà chủ tiệc rượu quy định

lượng rượu cho từng khách uống tính bằng phao hay rót

bằng tộ


      Đến lượt mình, người uống phải uống hết lượng

rượu quy định trong một hơi, rồi mới được trao cần

cho người kế tiếp. Thứ tự xoay vòng theo chiều kim đ

ồng hồ.


Trong khi uống, mọi người hút thuốc lá của chủ tiệc

rượu. Người già thường hát trường ca nói về lịch

sử, nguồn gốc địa danh, điển tích của dân tộc mình.

     Đôi khi hát từng bài (đớt-xchơ), hát về nỗi nghèo

khổ (đơxareng) hoặc giải thích các luật tục (nri) của

buôn làng, dòng họ cho con cháu nghe (hay giới thiệu với

khách rượu).


      Thỉnh thoảng, tiệc rượu có thức ăn thường là hạt

ngô, thịt ướp khô, thịt luộc hoặc nướng chấm muối

ớt. Tiệc lớn có thể đánh chiêng, thổi kèn ống, nhả

y múa nhẹ nhàng.


       Thường khi rượu lạt, khách ngà say, ngọn lửa tàn
dần

thì tiệc tan, ai về nhà nấy. Ché rượu vẫn cột ở

cọc một đôi ngày để làm dấu tích cho một tiệc vui đã

 quạ


sưu tầm